Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Các bài thuốc chữa hôi miệng

Dưa hấu cũng giúp chữa hôi miệng.
Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là dạ dày bị nhiệt, có thể lấy chanh tươi 2-3 quả rửa sạch, cắt đôi, vắt lấy nước, hòa mật ong vừa đủ ngọt; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa canh.

Cũng có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Dưa chuột (dưa leo) rửa sạch, gọt lấy vỏ, đun nước uống ngày 3 lần.

- Rễ cỏ lau tươi 100-200 g, đường phèn 30-50 g, rễ cỏ lau tươi rửa sạch, cắt thành từng đoạn bỏ trong bát, cho đường phèn vào một ít nước, hấp cách thủy, lọc bỏ bã, lấy nước uống thay chè.

- Vỏ chanh rửa sạch, nhai kỹ nuốt dần, ngày vài lần.

- Dưa hấu ép lấy nước uống.

Chữa hôi trong khoang miệng:
- Vỏ quýt 30 g rửa sạch, thái sợi, nấu thành nước uống hàng ngày.

- Hạt hoa quế 3 g, nấu nước, dùng súc miệng mỗi ngày vài lần.

- Quả vải khô 2-3 quả, bỏ vỏ, hạt, lấy cùi ngậm trước khi đi ngủ, sáng hôm sau nhổ đi, ngậm liên tục 10-15 ngày.

- Đu đủ 30 g, hoắc hương 6 g, đem sắc lấy nước súc miệng ngày 3 lần.

- Cau bổ thành từng miếng, ngậm dần trong miệng hàng ngày.

Chữa hôi miệng do đầy bụng khó tiêu
- Mơ xanh ướp muối, phơi khô, ngậm trong miệng sau bữa ăn.

- Lá cây đậu xanh 15 g, hoắc hương 10 g, sắc lấy nước, súc miệng ngày 3 lần.

- Quả lê bỏ vỏ, hạt, thái miếng mỏng, ngâm nước sôi để nguội trong nửa ngày, uống thay nước trong vài ngày liền.

Hôi miệng: Nhiều cách chữa hiệu quả

Khoảng một nửa người trưởng thành trên hành tinh đang phải chịu khổ sở vì hơi thở có mùi hôi hay chứng hôi miệng. Nguyên nhân chủ yếu của những trường hợp này là do họ ít quan tâm đến vệ sinh răng, miệng. Bạn phải làm gì để tránh căn bệnh này?





Nói chuyện với ai đó mà hơi thở có mùi hôi có thể sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Người đối thoại với bạn như nhận ra được rắc rối đó của họ và cố tình nhìn sang một hướng khác.

Chúng ta nên nghĩ rằng hơi thở có mùi hôi là một rắc rối mà có thể khắc phục được. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra nguyên nhân chính xác của căn bệnh.

Các phương pháp thông thường như: thuốc đánh răng, kẹo cao su và thuốc không phải là giải pháp để xử lý hoàn toàn hơi thở có mùi hôi, đặc biệt nếu nguyên nhân nó do một căn bệnh.

Những phương pháp này chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn và hơi thở sẽ có mùi hơi trở lại trong vòng nửa giờ đồng hồ.

Nguyên nhân hơi thở có mùi hôi
Do thức ăn như: ăn những thức ăn có nhiều gia vị như tỏi, hành và các thuốc như paraldehyde.

Do thở bằng đường miệng, các bệnh viêm mũi, họng và phổi. Chứng táo bón, bệnh dạ dày và các bệnh về gan cũng có thể là nguyên nhân của chứng bệnh này.

Do đau răng hay các bệnh về răng miệng khác như: viêm lợi, dùng răng giả…

Cách chữa dân gian

Chè xanh được xem như một phương pháp điều trị chứng hôi miệng..
Từ thời xa xưa tổ tiên của chúng ta đã dùng nhiều cách để chữa hơi thở có mùi hôi phổ biến như: Xúc miệng bằng nước pha sẵn được chế từ cây ngải, hay bạc hà.

Hoặc là uống nước sắc từ vỏ cây sồi, cây tầm ma, hoa cúc, cây bulô.

Ngoài ra, táo tươi, chè xanh cũng được dùng để chữa chứng hơi thở có mùi hôi hay một loại chè có chất polyphenol - chất kháng vi khuẩn giúp làm trung tính mùi trong miệng.

Tầm quan trọng của việc vệ sinh lưỡi
Trong số những người có tới 90% trường hợp do thiếu vệ sinh miệng đầy đủ.

Đối với những người hơi thở có mùi hôi do đau răng, viêm lợi, dùng răng giả.. Các bác sỹ nha khoa có thể giải quyết vấn đề trên cho bạn.

Tuy nhiên, nếu hơi thở của bạn vẫn có mùi hôi sau khi vệ sinh sạch sẽ hay sau lần gặp nha sỹ thì vấn đề vướng mắc ở đây là xử lý vi khuẩn ẩn nấp giữa các kẽ răng, bám dai dẳng ở lợi.

Trong miệng thường có một loại vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn này sống và lớn lên trong sự thiếu oxy) thường ăn các thức ăn còn tồn đọng lại trong miệng và các tế bào chết. Kèm theo các vi sinh vật có hại tấn công vào răng, lợi sinh ra một mùi hôi đặc trưng.

Do đặc điểm bề mặt của lợi được bao phủ bởi các mô nhỏ nhô lên, hay đặc điểm của lưỡi có các tưa lưỡi ở bề mặt ngoài, chính là nơi cư ngụ của vi khuẩn và thường tập chung với số lượng lớn, đặc biệt là ở cuống lưỡi.

Nhưng vi khuẩn không bao giờ tập chung chồng chất ở đầu lưỡi.

Nạo lưỡi
Do những đặc điểm nêu trên, sau khi đánh răng bạn cần phải chải lưỡi bằng cách dùng bàn chải đánh răng bình thường hay một cái thìa đặc biệt để làm sạch lưỡi.

Không chỉ lưỡi là nơi cư ngụ nhiều của vi khuẩn mà chúng còn sống và sinh sản ở giữa các răng. Những chỗ này rất khó vệ sinh sạch sẽ bằng bàn chải đánh răng.

Cách tốt nhất để vệ sinh giữa các răng sạch là dùng cái nạo lưỡi, một dụng cụ rất quan trọng trong vệ sinh miệng.

Tuy nhiên, phần lớn chúng ta hay thờ ơ với việc dùng nạo lưỡi trong nhiều người vẫn chưa nhận thức được sự tồn tại của những con vi khuẩn này.

Các nha sỹ khuyên các bạn nên nạo lưỡi ít nhất một lần/ ngày. Đây là dụng cụ sử dụng hiệu quả cho cả hai việc nạo lưỡi và làm sạch kẽ răng. Vệ sinh sạch lưỡi và kẽ răng góp phần giúp hơi thở thơm tho suốt cả ngày.

Lợi ích của nước bọt
Thông thường thức dậy vào buổi sáng miệng của chúng ta hay có mùi hôi đặc trưng do tuyến nước bọt trong đêm giảm tiết nước bọt khiến cho miệng của chúng ta bị khô và là điều kiện tốt cho các vi khuẩn phát triển rất nhanh tạo nên mùi hôi này.

Nhưng, khi chúng ta nuốt nước bọt sẽ làm trôi hết các vi khuẩn có lợi. Do vậy miệng của chúng ta sẽ có mùi hôi khi miệng bị khô. Ví dụ như những người hút thuốc lá trong miệng sẽ bị khô và có rất nhiều vi khuẩn kỵ khí kể cả họ vệ sinh răng miệng thường xuyên miệng vẫn bị hôi.

Do vậy để tránh tình trạng này, bạn nên dùng các loại dầu chống vi khuẩn và làm sạch khoang miệng bằng các loại nước xúc miệng không cồn.

Phương pháp tẩy mạnh
Nếu vệ sinh bằng các phương pháp thông thường mà miệng của bạn vẫn có mùi hôi dai dẳng thì cách tốt nhất dùng một loại kem đánh răng đặc biệt có chất oxy già carbamide.

Chấtt oxy già carbamide này có tác dụng làm cho oxy toả ra chống lại các loại vi khuẩn có trong miệng rất mạnh. Loại kem đánh răng này có tác dụng khử mùi hôi rất hiệu quả kể cả những trường hợp có chứng hôi miệng phức tạp nhất.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Cách Đo Hôi Miệng

Trong khí thở ra của người bình thường có khoảng 150 phân tử khí khác nhau nhưng chúng ta có cảm nhận được mùi hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố (bản thân mùi có dễ chịu hay không, nồng độ mùi..), có 3 cách phát hiện hôi miệng:

1. Tự mình đánh giá
• Dùng muỗng nhựa cạo vào phía sau lưỡi: ngửi

• Dùng chỉ nha khoa đưa vào một kẽ răng: ngửi

• Cho nước bọt vào muỗng, chờ vài giây cho bốc hơi: ngửi

• Liếm vào cổ tay, để bốc hơi: ngửi

Để các phương pháp này hiệu quả nên loại khỏi cơ thể những chất có mùi giúp đánh giá được khách quan. Ngoài ra, phương pháp thở hơi vào tay và giữ trước miệng để ngửi không chính xác vì bị cản trở bởi mùi của da và xà phòng rửa tay.

2. Người khác đánh giá
Dù ngày nay có nhiều phương tiện đo hôi miệng, khứu giác vẫn là tiêu chuẩn vàng. Hôi miệng được chia thành các mức độ như sau:

• 0: không mùi

• 1: mùi thoang thoảng

• 2: mùi nhẹ nhưng cảm nhận rõ ràng

• 3: mùi trung bình

• 4: mùi nồng

• 5: mùi rất nồng


Người đánh giá và Bệnh nhân nếu sử dụng dầu thơm, dầu gội đàu, kem da, hút thuốc, dùng chất cồn, ăn tỏi… sẽ gây trở ngại cho việc đánh giá hôi miệng trong vòng 12 giờ.


Bốn bước đánh giá bằng khứu giác: Người đánh giá ngồi cách BN khoảng 1 tấc

- Mùi hốc miệng: BN há miệng, ngưng thở và đếm từ 1 đến 20

- Mùi hơi thở qua miệng: BN thở ra miệng một hơi dài

- Mùi hơi thở qua mũi: BN ngậm miệng thở qua mũi


3. Đánh giá với Halimeter (máy đo hôi miệng)

• Là máy chuyên dùng trong nha khoa giúp đo hôi miệng

• BN không ăn trong 4 tiếng trước khi đo hôi miệng

• BN ngậm miệng 3 phút, sau đó ngậm ống đo hôi miệng qua khỏi môi 2cm không chạm niêm mạc, giữ miệng hơi hở và thở bình thường nếu chỉ số trên 100ppd là hôi miệng.




Tất cả đánh giá có tính tương đối và tùy thuộc rất nhiều tình trạng BN vào thời điểm đánh giá.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Hôi miệng

Thường thì vào buổi sang, người ta hay bị hôi miệng. Hôi miệng không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người, nhưng đôi khi làm cản trở sự giao tế hàng ngày, có thể ảnh hưởng một phần nào tới công việc làm ăn của chúng ta.

Những hóa chất làm cho hôi miệng :
Mùi hôi là do chất hơi có lưu huỳnh (Sulfur), như: hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide, và dimethyl disulfides. Đôi khi, mùi hôi do những chất hơi acids béo (fatty acids) như propionic, butyric, hay valeric acids hay những chất amines (indole, skatole, cadaverine và putrescine).

Nguyên nhân hôi miệng :
. Hôi miệng tùy thuộc vào lượng nước miếng tiết ra, lúc chúng ta nhai hay nuốt.

. Chất hơi lưu huỳnh thấm vào mô mềm trong miệng. Khi nước miếng hay mô mềm trong miệng không đủ sức giữ chất hơi lưu huỳnh, xông ra, sẽ làm hôi miệng.

. Vi trùng trong miệng nảy nở tùy theo từng loại, cộng thêm vấn đề vệ sinh, thói quen ăn uống, và lượng nước miếng tiết ra.

. Những môi trường như thay đổi nhiệt độ, ẩm ướt, đồ ăn thức uống, dưỡng khí, và độ cường toan pH, đều ảnh hưởng tới hôi miệng.

Bệnh hôi miệng do răng lợi :

. Phần lớn bệnh hôi miệng là do vi trùng nẩy nở trong những hang hốc trong miệng. Đồ ăn chứa chất trong những lỗ hổng trong lợi, sâu răng, kẽ răng, mặt lưỡi, đều là những chỗ lý tưởng cho vi trùng sinh sản.

. Độ hôi miệng, tăng theo tuổi tác, nhất là khi dùng răng giả, là nơi dễ bị đồ ăn mắc kẹt.

. Một phần ba bị hôi miệng là do bệnh nướu răng sinh ra. Nước miếng bệnh nướu răng dễ làm hôi thối.

. Những bệnh khác cũng làm hôi miệng như: viêm miệng, lưỡi, lợi nướu răng hay viêm thịt dư trong họng (cryptic tonsils), nghẹt hay giảm bài tiết nước miếng (xerostomia).

Hôi miệng do thuốc men :
. Những thuốc men có thể gây hôi miệng như: thuốc cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc chữa bệnh xuống tinh thần (depression), thuốc chống histamines, chữa bệnh Parkinson, thuốc lợi tiểu, amphetamines, v.. v..

Hôi miệng do một số bệnh tật khác trong cơ thể gây nên :

. 10% là do những bệnh khác như viêm xoang, viêm thịt dư trong cuống họng (tonsillitis), và bệnh mũi (thí dụ có vật lạ rớt vào muĩ), viêm xoang. Những loại bệnh khác nằm trong phổi như giãn khí quản (bronchiectasis), bướu mụt hay lở loét làm mủ, bọc mủ (abscess), hay ung thư bị nhiễm trùng.

. Bệnh tiểu đường có nhiều chất acetone và ketones xông ra qua đường phổi.

. Bệnh Urê-huyết (azotemia), có chất ammoniac.

. Bệnh chai gan làm cho hơi thở hôi, như có mùi tỏi hay trứng thối, do những chất dimethyl sulfides, methyl mercaptan, và ethanethiol.

. Bệnh thận hư, có mùi tanh như cá, do chất dimethylamines và trimethylamines.

. Ung thư máu (leukemia) hay những bệnh loạn tạo máu (blood dyscrasia) làm cho hơi thở có mùi như máu bị hư, tan rã (decaying blood).

. Những bệnh liên quan đến bao tử ít làm hôi miệng, vì ống thực quản luôn luôn đóng kín và xẹp lại. Còn bao tử chỉ sinh ra mùi hôi, khi bị ợ hay ói mửa. Có những bệnh khác như ợ chua, trào ngược nước chua từ ba tưử trơở ngược vào thực quản (heartburn), hẹp môn vị (pyloric stenosis), hay thoát vị khe thực quản (hiatal hernia) cũng sinh ra hôi miệng.

. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, thay đổi kích thích tố trong người, sinh ra chất hơi có lưu huỳnh bay qua đường phổi làm hôi miệng.

Do đồ ăn, hút thuốc lá:
. Ăn uống đôi khi có thể giúp đỡ hôi miệng, vì nước miếng ra nhiều, làm sạch miệng. Nhưng ngược lại có nhiều đồ ăn lại làm hôi miệng như: tỏi, hành, rượu. Trong hành tỏi có nhiều chất gây mùi hôi như allicin và dallyl sulfite.

. Hút thuốc lá hay xì-gà gây hôi miệng vì làm giảm nước miếng trong miệng.
Nói tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân sinh ra hôi miệng: phần lớn là do những bệnh trong miệng, răng lợi, những bệnh tai mũi họng, hay nhiều bệnh khác nằm trong cơ thể chúng ta.

Cập Nhật: Phần lớn hôi miệng là do vi trùng phân tán bạch đản gây ra chất hơi chứa lưu huỳnh sulfur. Khoảng 80-90% là do những tảng (plaques) trong răng miệng, bệnh niếu lợi, miệng khô, đặc biệt do vi trùng gram âm tính sống trong môi trường thiếu dưỡng khí. . Vi trùng sinh sản qúa nhiều vùng trong, trên lưỡi. Hôi miệng thấy nhiều nhất ban đêm hay giữa những bữa ăn.

20% hôi miệng là do những bệnh rối loạn dinh dưỡng, như suy gan, suy thận hay tiểu đường, nước tiểu chứa chất trimethylamine, nhiễm trùng hô hấp, thuốc men hoặc do dịch bao tử. Định bệnh hôi miệng không khó nhưng tìm hiểu nguyên nhân hôi miệng không dễ dàng.

Vài cách điều trị hôi miệng như: súc miệng bằng thuốc có chất chlorhexidine gluconate, Peridex hay Perio-guard (cần toa bác sĩ), trong 6 tháng có thể giảm vi trùng gram âm tính trong miệng. Súc miệng có chất cetylpyridinium, benzethonium chloride, phenolic-oil, sodium bicarbonate, zinc chloride, hoặc chất kẽm có chất alpha-ionone có thể giảm đượ cnhững chất gây hôi miệng như hydrogen peroxide hay methyl mercaptan (khoảng 24%-59%). Dùng những thuốc kể trên phải hỏi ý kiến bác sĩ
.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Nguyên nhân sâu răng và cách chữa

Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ những trẻ răng sữa đến người già). Ngoài việc gây đau nhức và những biến chứng viêm tủy, viêm quanh chân răng, sâu răng còn gây ra những trở ngại về giao tiếp như hơi thở hôi, ngả màu men răng... Vì thế cần có những hiểu biết để phòng ngừa và đi điều trị sớm nếu mắc bệnh.

Thế nào là bị sâu răng?Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.
Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn nóng giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.

Những nguyên nhân gây sâu răngNgười ta cho rằng có 4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn, răng của từng người và thời gian.
Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme thủy phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.
Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên, hoặc/và không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.

Điều trị răng sâu như thế nào?Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là những dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho chỗ sâu của răng nghiền phía sâu vì dễ gây đổi màu men răng.
Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.
Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.
Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi hàn vá sử dụng chất liệu hàn vá để hàn thật chắc vào răng, vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.

Phòng bệnh sâu răngTrước hết phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. Trẻ em trong thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy trẻ biết đánh răng cho mình. Dùng kem đánh răng có chứa flourine, có thể dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.
nguồn : suckhoedoisong

Một số bệnh răng miệng phổ biến nhất



Báo cáo về sức khoẻ răng miệng toàn cầu của FDI tháng 5-2005 cho thấy 60-90% học sinh và hầu hết người lớn ở những nước công nghiệp bị ảnh hưởng bởi các bệnh về răng miệng.

Một con số thống kê gần đây cho thấy đến hơn 90% người trên 45 tuổi mắc bệnh sâu răng. Sâu răng, nha chu... là một số bệnh răng miệng phổ biến nhất của răng.

Sâu răng
Bệnh sâu răng cùng với bệnh quanh vùng răng là những bệnh phổ biến nhất của ngành Nha khoa và hiện đang có chiều hướng tăng cao ở nước ta do thay đổi trong lối sống, thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống có quá nhiều đường.

Bệnh sâu răng chính là sự tiêu huỷ tổ chức cứng của răng (bao gồm men răng và ngà răng), tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng mà nguyên nhân chính là do vi khuẩn. Những yếu tố quan trọng gây bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường trong thức ăn và thời gian để vi khuẩn và đường tồn tại trong miệng.

Nhận biết: thông thường khó nhận biết vì khi các lỗ sâu răng xuất hiện thì bệnh đã tiến triển được một thời gian dài, đang bước sang giai đoạn trầm trọng.

Nếu không điều trị thì tuỷ răng sẽ chết và có thể phát sinh những biến chứng như viêm quanh cuống răng, viêm xương, viêm hạch...

Nha chu
Nha chu còn gọi là bệnh quanh răng bao gồm viêm lợi, viêm quanh răng, hư quanh răng và teo vùng quanh răng, trong đó, viêm lợi và viêm răng là hai chứng bệnh quan trọng nhất.

Khi mắc bệnh viêm lợi, lợi của người bệnh trở nên sưng, đỏ, dễ cháy máu, đặc biệt là khi đánh răng. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ trở thành mãn tính và chuyển thành viêm vành răng. Nếu không điều trị đúng mức thì xương và dây chằng quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần và có thể dẫn đến gãy răng.

Nguyên nhân của những chứng răng miệng nói trên là do mọi người ít quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng. Người VN vẫn còn có những thói quen gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng khác như trẻ em mút ngón tay, cắn móng tay, chống cằm, ăn quà vặt thường xuyên, người lớn không đi khám răng định kỳ (chỉ khi phát hiện sâu răng hoặc bệnh trở nên nghiêm trọng mới tìm đến nha sĩ), hút thuốc lá, ăn uống thức ăn chứa nhiều chất ngọt, đánh răng không đúng cách...

Để sức khoẻ răng miệng của người dân tốt hơn cần thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng, giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ từ lúc mới sinh, khám định kỳ 6 tháng một lần hoặc ít nhất 1 năm một lần...